7 nét đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản
Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản bao gồm 7 nét đặc trưng: Tinh thần làm việc nhóm, chế độ việc làm trọn đời, hệ thống thâm niên, cải tiến liên tục, cấu trúc phân cấp mạnh mẽ, tư duy dài hạn, và hệ thống ra quyết định tập thể. Những đặc trưng này giúp các công ty nhật bản trở thành những công ty có khả năng thích ứng với môi trường kinh doanh đầy biến động.
Trong bài viết này của WISE Business, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 7 nét đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản và cách chúng tác động lên nền kinh tế Nhật.
💬 Bài vết này là một phần của những ví dụ về văn hóa doanh nghiệp nhằm giúp đọc giả hiểu rõ văn hóa doanh nghiệp là gì, những ví dụ gồm có:
1. Ví dụ về văn hóa doanh nghiệp Viettel
2. Văn hóa doanh nghiệp của Vinamilk
3. Văn hóa doanh nghiệp của Vingroup
4. văn hóa doanh nghiệp FPT
5. Văn hóa doanh nghiệp của GoogleHi vọng với những kiến thức thực tiễn từ những ví dụ này sẽ giúp ích cho đọc giả trong công cuộc xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

I. 7 nét đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản
Sau khi Mỹ tàn phá Hiroshima và Nagasaki vào năm 1945, nền kinh tế Nhật bị ảnh hưởng nặng nề. Tại thời điểm này các doanh nghiệp Nhật Bản đã thích ứng nhanh chóng bằng cách tập trung vào phục hồi kinh tế, thúc đẩy tình đoàn kết. Chính trong bối cảnh khó khăn này, các nét đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản đã hình thành cho đến tận ngày nay.
1. Tinh thần làm việc nhóm
Tinh thần đồng đội là một trong những nét đặc trưng rõ nét nhất của văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản.
Theo khảo sát của tổ chức Japan Productivity Center (JPC), các công ty Nhật thường tổ chức các hoạt động nhóm theo tuần hoặc theo tháng tương đương từ 12 – 24 lần/năm để đảm bảo sự kết nối và hợp tác giữa các nhân viên. Con số này hoàn toàn đối lập với văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc với chỉ 2 – 4 lần/năm.
Không những thế các buổi họp đứng buổi sáng hàng ngày “Chorei” và các cuộc họp nhóm hàng tuần được coi là một phần không thể thiếu trong văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản với khoảng 80% các công ty Nhật có thói quen này.
Hoạt động nhóm, team building và “họp” tất cả đều ảnh hưởng trực tiếp đến văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản, với cả ưu và nhược điểm.
- Ưu điểm:
- Tăng cường tinh thần làm việc nhóm, giúp nhân viên cảm thấy gắn kết hơn với đồng nghiệp.
- Cải thiện giao tiếp và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các thành viên trong đội ngũ.
- Giúp theo dõi tiến độ công việc, kịp thời phát hiện và giải quyết các vấn đề phát sinh.
- Nhược điểm:
- Có thể gây căng thẳng và áp lực cho nhân viên nếu tần suất họp quá cao.
- Tốn nhiều thời gian và ảnh hưởng đến năng suất cá nhân.
- Một số buổi họp có thể thiếu tính hiệu quả, trở thành hình thức và không mang lại giá trị thực tế.
- Ưu điểm:
Lúc này câu hỏi được đặt ra là: Làm thế nào để cải thiện chất lượng buổi họp?
2. Chế độ việc làm trọn đời (Lifetime Employment)
Shūshin Koyō (終身雇用) là chính sách “việc làm suốt đời” trong văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản, một hệ thống nổi bật từ sau Thế chiến II đến những năm cuối thế kỷ 20. Theo chính sách này, các nhân viên được tuyển dụng bởi một công ty Nhật Bản sẽ làm việc tại công ty đó cho đến khi nghỉ hưu, thường là ở độ tuổi 55-60.

Các đặc điểm chính của Shūshin Koyō:
- Việc làm trọn đời: Một khi được nhận vào công ty, nhân viên được kỳ vọng làm việc tại đó đến khi nghỉ hưu. Điều này giúp tránh tình trạng thất nghiệp và mang lại sự an tâm về tài chính.
- Thăng tiến dựa trên thâm niên: Chính sách này thường đi kèm với hệ thống thăng tiến dựa trên thâm niên, nghĩa là nhân viên được thăng chức và tăng lương dựa trên thời gian làm việc thay vì chỉ dựa vào hiệu quả công việc.
- Tính trung thành cao: Nhân viên thể hiện lòng trung thành với công ty, và đổi lại, công ty cung cấp môi trường làm việc ổn định và các phúc lợi.
Ưu và nhược điểm:
- Ưu điểm:
- Đảm bảo sự ổn định cho người lao động.
- Tăng tính trung thành và giảm thiểu biến động nhân sự.
- Nhược điểm:
- Hạn chế sự linh hoạt và sáng tạo do nhân viên ít thay đổi công việc.
- Gánh nặng tài chính cho các công ty trong việc giữ những nhân viên lâu năm dù có thể họ không còn hiệu quả.
- Ưu điểm:
Chính sách này đã tạo ra sự ổn định cho cả người lao động và nhà tuyển dụng, vì nhân viên không phải lo lắng về mất việc và doanh nghiệp có thể tin tưởng vào sự trung thành và cống hiến dài hạn của họ.
Ngày nay, chính sách Shūshin Koyō đã bị thách thức do những thay đổi về kinh tế, toàn cầu hóa và sự cạnh tranh gia tăng, khiến nhiều công ty Nhật Bản phải tìm kiếm những hệ thống lao động linh hoạt hơn.
📌 Xem thêm: Văn hoá doanh nghiệp FPT
3. Hệ thống thâm niên (Seniority System)
Trong văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản, hệ thống thăng tiến và tăng lương thường dựa trên thâm niên và sự trung thành. Cách thức này giúp tạo ra sự gắn bó, tôn trọng giá trị của kinh nghiệm và những cống hiến của nhân viên qua thời gian. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, hệ thống thăng tiến dựa trên thâm niên đã có những chuyển biến để phù hợp hơn với nhu cầu hiện đại.
Ba điểm chuyển biến độc đáo đáng nhắc đến nhất là:
- Xem xét khách quan dựa trên năng lực và thành tích cá nhân trong quá trình thăng tiến
- Khuyến khích áp dụng các phương pháp đánh giá đa chiều từ đồng nghiệp và cấp trên
- Tăng cường linh hoạt trong lộ trình thăng tiến để phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của nhân viên.
Bằng các chuyển biến, thích nghi thay đổi với thời đại hệ thống thăng tiến dựa trên thâm niên đã mang lại sự ổn định công việc và bảo đảm tài chính lâu dài xong cũng tạo ra được môi trường năng động đầy tính cạch tranh ở các công ty nhật.
📌 Xem thêm: Văn hóa doanh nghiệp của Nestle
4. Kaizen – Cải tiến liên tục
Kaizen là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất đối với văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản. Không ngừng cải tiến, Kaizen giúp doanh nghiệp tăng cường chất lượng sản phẩm và nâng cao hiệu quả công việc. Việc áp dụng Kaizen không chỉ giới hạn trong quy trình sản xuất, mà còn bao gồm cả các quy trình quản lý và dịch vụ khách hàng, góp phần duy trì sự cạnh tranh.

Một ví dụ điển hình về sự cải tiến liên tục của người Nhật là công ty Toyota. Toyota đã áp dụng phương pháp Kaizen trong toàn bộ quy trình sản xuất của mình, từ việc cải tiến nhỏ trong dây chuyền lắp ráp đến cải tiến các quy trình quản lý.
Một dòng sản phẩm cụ thể là Toyota Corolla:
- 1966: Thế hệ đầu tiên ra mắt, tập trung vào hiệu suất động cơ cơ bản và độ bền.
- 2000: Toyota giới thiệu công nghệ VVT-i và lập tức trang bị vào Toyota Corolla giúp tiết kiệm nhiên liệu và tăng hiệu suất.
- 2020: Toyota Corolla được trang bị động cơ hybrid giúp giảm phát thải CO2 và nâng cao hiệu suất năng lượng.
Những cải tiến này đã giúp Toyota duy trì vị thế dẫn đầu trên thị trường, với kết quả tài chính ấn tượng khi doanh số bán ra trên toàn cầu đạt 1,1 triệu chiếc gấp đôi đối thủ Honda Civic (khoảng 500.000 chiếc) vào năm 2021 từ đó đóng góp lớn vào lợi nhuận toàn cầu của hãng.
📌 Xem thêm: Văn hóa doanh nghiệp của Google
5. Cấu trúc phân cấp mạnh mẽ (Hierarchical Structure)
Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản thường có cấu trúc phân cấp rõ ràng và tôn trọng quyền lực. Mỗi cấp bậc trong công ty đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định và giao tiếp nội bộ. Sự tôn trọng đối với các cấp trên giúp giữ trật tự và đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu được đề ra. Tuy nhiên, sự phân cấp cũng có thể gây ra sự chậm trễ trong việc đầu tư và thích ứng nhanh chóng với thị trường.
6. Tư duy dài hạn (Long-term Orientation)
Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản thường có tư duy kinh doanh dài hạn, tập trung vào sự phát triển bền vững thay vì lợi nhuận ngắn hạn. Tư duy này giúp tạo ra những thương hiệu bền vững và duy trì sự tin tưởng từ khách hàng trong thời gian dài. Sự kiên nhẫn và tập trung vào giá trị bền vững đã giúp nhiều doanh nghiệp Nhật Bản tạo lập uy tín trên toàn cầu.
7. Hệ thống ra quyết định tập thể (Ringi System)
“Ringi” là quy trình ra quyết định tập thể dựa trên sự đồng thuận và tham khảo ý kiến từ nhiều cấp độ. Quy trình này giúp tạo sự gắn kết và đảm bảo rằng các quyết định được thực hiện với sự đồng thuận từ nhân viên. Tuy nhiên, việc phụ thuộc vào quá trình ra quyết định tập thể cũng có thể gây chậm trễ trong việc đối phó nhanh chóng với các thách thức thị trường.
II. Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản đã tác động như thế nào đến nền kinh tế?
Trước năm 1945, người Nhật được biết đến với tinh thần võ sĩ đạo (Bushido), đặc trưng bởi sự trung thành, kỷ luật, lòng dũng cảm và danh dự. Ngoài ra, người Nhật cũng nổi tiếng với tính cách chăm chỉ, tận tụy và lòng tự hào dân tộc mạnh mẽ. Những giá trị này đã ảnh hưởng sâu sắc đến lối sống, văn hóa và cách làm việc của họ.
Sau năm 1945, người Nhật với tinh thần làm việc tập thể, kỷ luật cao, lòng trung thành sự đổi mới… Tất cả lại được phát huy một cách mạnh mẽ, rõ ràng. Các công ty Nhật Bản chú trọng xây dựng môi trường làm việc ổn định, quan hệ lao động tốt, và đảm bảo phúc lợi cho nhân viên. Nhờ đó, Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi, vươn lên trở thành cường quốc kinh tế với các ngành công nghiệp mũi nhọn như ô tô, điện tử, và công nghệ.
Hiện nay, nền kinh tế Nhật Bản đã là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới, xếp thứ ba sau Mỹ và Trung Quốc về GDP. Ngành công nghiệp công nghệ cao và ô tô vẫn là trụ cột. Xong, Nhật cũng đang dần chuyển hướng tập trung vào phát triển các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, robot và năng lượng tái tạo để thúc đẩy đổi mới.
Tóm lại, trải qua rất những thăng trầm từ lịch sử, địa lý, chiến tranh… Người Nhật cùng các doanh nghiệp vẫn luôn kiên cường, ngày càng trở nên mạnh mẽ và tất cả những yếu tố trên đã tạo ra văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản đầy ấn tượng.
III. Coaching 1-1 văn hóa doanh nghiệp từ WISE Business
Dịch vụ Coaching 1-1 về văn hóa doanh nghiệp từ WISE Business giúp các nhà lãnh đạo và quản lý xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp phù hợp, tạo nền tảng bền vững cho sự phát triển của tổ chức.
Ưu điểm của dịch vụ Coaching 1-1 từ WISE Business:
- Được tư vấn và hỗ trợ cá nhân hóa, phù hợp với đặc thù của từng doanh nghiệp.
- Tập trung vào phát triển các giá trị cốt lõi và giải quyết vấn đề từ gốc rễ.
- Giúp lãnh đạo xây dựng chiến lược văn hóa hiệu quả, tăng cường sự gắn kết và động lực làm việc của nhân viên.
Chuyên gia tư vấn của WISE là ai?
Anh Lưu Minh Hiển là một doanh nhân xuất sắc với nhiều thành tựu nổi bật trong lĩnh vực kinh doanh và giáo dục. Dưới đây là một số thành tựu và vai trò đáng chú ý của anh:
- TOP 100 Doanh Nhân Khởi Nghiệp Xuất Sắc Việt Nam 2021
Được trao tặng bởi Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam. - Founder CEO Trường Đào Tạo Doanh Nhân WISE BUSINESS
Định hướng và phát triển chương trình đào tạo nhằm nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp. - Founder CEO Hệ Thống Trung Tâm Anh Ngữ WISE ENGLISH
Trung tâm Anh ngữ uy tín hàng đầu tại Việt Nam. - MOKRs Master
Là một trong những người đầu tiên ứng dụng thành công OKRs (Mục tiêu và Kết quả then chốt) tại Việt Nam. - Chuyên Gia, Diễn Giả Đào Tạo
Đào tạo về khởi nghiệp, quản lý doanh nghiệp, nhân sự và Marketing tại nhiều tổ chức lớn. - Thạc Sĩ Trường Kinh Tế Chính Trị London (London School of Economics – LSE)
Top 01 Đại học đào tạo Kinh tế, Tài chính ở Vương quốc Anh. - Thủ Khoa Đại Học Manchester, Anh Quốc
Một trong những trường đại học danh tiếng thuộc top đầu của Vương quốc Anh và thế giới. - Học Bổng Toàn Phần Tại Đại Học Manchester, Anh Quốc
Đạt học bổng toàn phần và tốt nghiệp với thành tích xuất sắc. - Kinh Nghiệm Đào Tạo
Từng đào tạo cho Vietnam Airlines, và các trường đại học lớn như Đại học Bách Khoa, Đại học Kinh Tế Đà Nẵng.
- TOP 100 Doanh Nhân Khởi Nghiệp Xuất Sắc Việt Nam 2021
Với trình kiến thức sâu rộng cùng những kinh nghiệm thực tế, của anh Lưu Minh Hiển, WISE tin rằng bạn sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn xây dựng được một nền tảng văn hóa doanh nghiệp phù hợp.
Hãy đăng ký ngay để được tư vấn và xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực, giúp doanh nghiệp của bạn phát triển bền vững và hiệu quả.
IV. Kết Luận
Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản là một yếu tố đóng góp vô cùng quan trọng đến sự thành công bền vững của các doanh nghiệp tại quốc gia này. 7 nét đặc trưng nổi bật đã tạo nên môi trường làm việc tích cực, góp phần duy trì sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp. Xong, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản cũng đang dần có những thay đổi để phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường quốc tế. WISE Business chúc bạn thành công.

Lưu Minh Hiển
Bài viết liên quan